Mùng 5 tháng 5 hàng năm thì người dân Việt Nam lại bắt đầu cúng lễ tế đoan ngọ thật hoành tráng. Những năm gần đây, tết đoan ngọ đặc biệt được quan tâm, nhất là điểm khác biệt giữa các món ăn trong dịp tết này ở ba miền. Vậy nên cùng Kubet khám phá xem ba miền bắc trung nam thì tết đoan ngọ cúng gì, ăn gì nhé.

Tết đoan ngọ là gì?

Đối với những nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên,… thì có rất nhiều dịp tết cổ truyền. Đặc biệt là ở Việt Nam, kế thừa nền văn hóa lâu đời, những ngày tết đặc biệt vẫn còn được giữ lại. Ngoài các dịp tết Nguyên Đán, tết Trung Thu thì vào mùng 5 tháng 5 mỗi năm đều tổ chức ngày lễ tết đoan ngọ.

Tết đoan ngọ cúng gì

Đây được xem là dịp tết nửa năm, hay còn được xem là dịp tết diệt sâu bọ. Vào ngày này, người dân sẽ tổ chức lễ cúng với quy mô tùy thuộc vào khả năng, điều kiện và nhu cầu của họ.

Tuy nhiên, hoạt động đặc biệt nhất của ngày lễ này đó là diệt sâu bọ. Ngày này, người dân cùng nhau giết sâu bọ, tiêu diệt đi mọi loài vật gây hại cho cây trồng trên cánh đồng. Đây là dịp tết đã xuất hiện từ rất lâu rồi, nhưng ngày này vẫn còn rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Nhất là khi ở mỗi vùng miền thì hoạt động cúng lễ tết này lại có nét đặc trưng riêng, không giống nhau.

Tết đoan ngọ cúng gì?

Trong dịp lễ tết đoan ngọ hay đoan dương thì mâm cúng cũng sẽ khác với những dịp tết khác. Trong văn hóa Việt Nam thì bánh tro, cơm rượu, trái cây là những món không thể thiếu. Các bạn cũng sẽ dễ thấy khi vào ngày mùng 5 tháng 5 người ta sẽ bán rất nhiều bánh tro và rượu nếp ngoài chợ. Thì đó là những món đặc trưng chung của văn hóa người Việt. Còn với mỗi vùng miền họ sẽ có những món ăn đặc trưng riêng. 

Miền Bắc

Ta sẽ bắt đầu đến mâm cúng tết đoan ngọ của người dân vùng miền Bắc. Là nơi có nền móng lịch sử lâu đời, vì vậy việc gìn giữ văn hóa, bản sắc dân tộc của miền Bắc rất cao. Với một mâm cúng lễ tết đoan ngọ thì miền Bắc sẽ không thể thiếu các món ăn từ Vịt. Không biết đây là quy định từ ai, bao giờ, nhưng họ đã quen với điều này và biến nó thành nét văn hóa đặc trưng.

Miền Bắc

Theo đó, người miền Bắc sẽ có các món như tiết canh vịt, vịt nấu gừng riềng sả,…. Về trái cây thì họ đặc biệt không thể thiếu quả dưa hấu đỏ. Điểm chung ở cả hai món này đó là ăn vào rất mát, thích hợp cho tiết trời sang hạ. Nên là ngoài những món ăn phong tục riêng, thì có những món đặc trưng cho thấy được bản sắc văn hóa của người dân vùng miền đó.

Miền Trung

Đối với miền Trung họ cũng có món thịt vịt như người miền Bắc, tuy nhiên không thể thiếu món chè kê. Đây là món chè truyền thống mà gia đình miền Trung nào cũng phải có trong mâm cúng tết đoan dương. Một số gia đình khác sẽ nấu thêm nhiều món chè, xôi khác để cho vào mâm cúng thêm phần sinh động.

Với chè kê, thì người dân sẽ phải xay kê, loại bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi ngâm nước tầm 30 phút. Sau đó sẽ tiếp tục bắt lên bếp nấu cho chín nhừ và thêm đường, gừng vào để tăng thêm hương vị. 

Vì tính chất đặc điểm thiên nhiên các vùng ở miền Trung khá là khắc nghiệt. Nên là người dân miền Trung rất quan trọng việc cúng lễ như một nghi thức cầu thần linh phù hộ cho việc làm ăn. Chính là để vượt qua được những thiên tai khó khăn, để công việc trồng trọt, vụ mùa được bội thu hơn.

Xem thêm: Đức Ông trong chùa là ai?

Điểm đặc biệt khác đó là người lớn sẽ cho trẻ em vào vườn cây ăn quả của nhà để ăn trực tiếp tại vườn. Vì đa số người dân đều sẽ có một vài loại cây ăn quả, nên việc trẻ nhỏ vào ăn tại vườn cũng mang một màu sắc riêng của dân trong vùng.

Miền Trung

Miền Nam

Người miền Nam vào những dịp tết đoan ngọ thì không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc. Bên cạnh đó thì họ sẽ cúng thêm những món hay gặp trong các dịp lễ, giỗ như là gà luộc, gỏi,… Sau khi cúng xong, họ sẽ quay quần bên nhau để cùng ăn uống, trò chuyện với nhau.

Đặc biệt hơn ở miền Nam thì không thể thiếu cơm rượu nếp, món ăn đặc trưng mà người dân miền Nam nào cũng biết. Đó là một món ăn được làm từ gạo nếp, nấu thành cơm rồi đem ngâm rượu nếp cùng với men,… Món ăn này có vị như đang uống rượu, có hương thơm của nếp nhưng hầu như đối tượng nào cũng ăn được. Người miền Nam quan niệm rằng món ăn này giúp cho hệ tiêu hóa được lọc đi những chất dư thừa.

Rượu nếp còn có khả năng giúp tiêu diệt đi những ký sinh gây hại trong bao tử con người. Đây cũng được coi là một cách để diệt sâu bọ từ trong cơ thể của mình. Chủ yếu thì đây là dịp để người dân Việt Nam có thể quây quần, ăn uống với nhau một cách đông đủ. Nên đến nay nó vẫn là ngày lễ tết được giữ lại và thực hiện hàng năm ở vùng này.

Miền Nam

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin về ngày tết đoan ngọ cũng như tết đoan ngọ cúng gì ở các miền Bắc Trung Nam.  Như vậy mặc dù cùng là một ngày lễ, cùng có các món ăn truyền thống nhưng sẽ có vài điểm khác biệt. Đây có lẽ là điều làm nên bản sắc đa dạng của văn hóa người phương Đông đặc biệt là Việt Nam.

Để biết thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác, hãy theo dõi những bài viết cùng chuyên mục tâm linh của chúng tôi nhé. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn vào những bài viết sau nữa.